Vừng trừ phong thấp, ích trí

Vừng là một loại thức ăn ngon, bổ dưỡng, tuy dân dã nhưng có công dụng bảo vệ và tăng cường sức khỏe: hỗ trợ làm đen tóc tự nhiên, tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, chữa khó tiêu.

Vừng là nguồn cung cấp vitamin B và bổ sung canxi cho cơ thể, phòng chống bệnh tiểu đường, thoái hóa khớp và ngừa bệnh tim.

Vừng trắng có thành phần chất béo và chất đạm, dầu vừng trắng rất giàu omega-3. Nhờ vậy, có tác dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp và cải thiện trí nhớ. Hợp chất sesamin và sesamolin trong vừng trắng giúp bảo vệ gan và hạ huyết áp. Vừng trắng chứa chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Do chứa nhiều vitamin E, B1, sắt, magie, và nhiều khoáng chất, vừng trắng có tác dụng bổ ích cho xương tủy, dịch khớp.

Vừng đen chứa nhiều chất như đồng, sắt, canxi và nhiều chất xơ. Trong vừng đen chứa 2 hợp chất sesamin và sesamolin có lợi cho sức khỏe. Những dưỡng chất là chất đạm, lipit, gluxit, canxi, các loại vitamin như: B1, niacin, vitamin E trong vừng đen giúp sáng mắt, bổ trí não, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa. Giúp giảm cholesterol và lượng đường huyết trong cơ thể, tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các tổn thương xơ vữa động mạch.

Vừng trừ phong thấp, ích trí - Hình 1

Vừng đen có tác dụng bổ gan, bổ thận, lương huyết, giải độc.

Trong y học cổ truyền, vừng đen tính bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận, đại tràng. Có tác dụng bổ gan, bổ thận, lương huyết, giải độc. Dùng chữa các bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể, trừ phong tê thấp, kiện não, ích trí, tốt cho người cao t.uổi, phụ nữ, t.rẻ e.m.

Dùng vừng đen làm thuốc nếu được chế biến theo cách cửu chưng, cửu sái thì hiệu quả điều trị còn cao hơn nhiều. Sách “danh y biệt lục” xếp vừng vào thực phẩm thượng hạng. Bản thảo cương mục viết: Thời cổ xem vừng là tiên dược dùng lâu dài rất có ích. Các sách Trung Quốc đều cho rằng “ăn vừng là bí quyết cải lão hoàn đồng” được sử dụng chữa bệnh như sau:

Tăng cường thể lực, phòng chống bệnh tật: Vừng đen 20g, phục linh 25g, bột mì, mật ong vừa đủ. Phục linh và vừng đen giã nát trộn bột mì và mật ong, hấp chín.

Kiện tỳ, cường thận, tóc đen, sinh tủy, tăng cường trí nhớ: Vừng đen 50g, thủ ô 50g, trai ngọc 20g, thần khúc 50g, phục linh 50g, đào nhân 10g, bạch truật 50g, vỏ trong mề gà 10g, trần bì 20g. Nghiền chung thành bột mịn, cho mật ong vào hoàn viên. Nhai, uống mỗi ngày 10-20g.

Chữa nhức đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, đại tiện táo kết: Vừng đen 15g, hà thủ ô 15g, câu kỷ tử 15g, cúc hoa 9g. Sắc uống.

Chữa suy nhược thần kinh, rụng tóc, chứng hay quên: Vừng đen 250g, hạnh đào nhân 250g, đường phèn 0,5kg. Vừng đen và hạnh nhân rang chín. Đường phèn đun nóng cho vừng và hạnh nhân vào trộn đều đổ ra đĩa, chờ nguội có thể sắn hoặc cắt thành từng miếng nhỏ ăn cách nhật.

Vừng trừ phong thấp, ích trí - Hình 2

Vừng đen không chỉ giúp chữa rụng tóc mà còn trị suy nhược thần kinh và chứng hay quên.

Chữa thận hư, ho, suyễn, đại tiện táo: Vừng đen 25g, hạnh nhân 25g, rượu trắng 500 ml. Ngâm 2 tuần là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

Chữa hen suyễn, cơ thể suy nhược: Vừng đen 250g, mật ong, đường phèn, nước gừng tươi đều 100g. Nghiền vừng đen (hoặc cho vừng vào máy xay sinh tố) thành bột lỏng, cho nước gừng, mật ong, đường phèn trộn đều, đun cách thủy 60-90 phút. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 ml…

Dùng cho sản phụ ít sữa hoặc tắc sữa: Vừng đen rang chín với muối làm nhân bánh hoặc ăn với cơm.

Chữa gan thận bất túc, đầu váng, mắt hoa, lưng đau, gối mỏi da khô, huyết hư…: Vừng đen 20g, gạo lứt 50g. Vừng đen rang chín nấu cháo gạo lứt, thêm đường ăn.

Chữa ho khan lâu ngày, phế âm hư tổn: Vừng đen 125g, đường phèn 30g. Nghiền chung thành bột. Mỗi lần uống 15-30g.

Phương thuốc có tác dụng bổ gan thận, nhuận ngũ tạng: Vừng đen 1.000g, bổ cốt chỉ 30g, nhục đậu khấu 20g, ngũ vị tử 20g, táo tàu 35g, gừng tươi 100g, ngô thù du 10g. Tất cả (vừng đen sao thơm. Bổ cốt chỉ, nhục đậu khấu, ngũ vị tử, ngô thù du: bỏ hạt) xay khô, tán bột, trộn đều, đựng vào lọ kín. Khi dùng cho nước ấm khuấy tan, thêm đường, hấp cách thủy, không loãng không đặc là được.

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An kết hợp Đông Tây Y điều trị cơ xương khớp

Với mong muốn cung cấp các dịch vụ tốt nhất, hài lòng nhất cho người bệnh và giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.

Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) Nghệ An đã phát huy các giá trị tinh hoa của y học cổ truyền kết hợp với các kỹ thuật tiên tiến của y học hiện đại trong chẩn đoán, điều trị, can thiệp các bệnh lý cơ xương khớp cho người bệnh.

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An kết hợp Đông Tây Y điều trị cơ xương khớp - Hình 1

Châm cứu điều trị cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối

Bệnh khớp là tình trạng tổn thương khớp có thể do viêm hoặc không do viêm gây ra đau nhức khớp, hạn chế vận động, cứng khớp vào buổi sáng, có thể kèm theo sưng khớp nhiều hay ít tùy từng bệnh và mức độ bệnh khác nhau.

Bệnh lý các bệnh cơ xương khớp rất phong phú, gồm nhiều nhóm bệnh khác nhau, những bệnh thường hay gặp như: thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp… Một số bệnh khớp khác là hậu quả của các bệnh nội khoa khác như nội tiết, chuyển hóa, m.áu, thận… như luput ban đỏ, gút…v.v.

Bệnh khớp xảy ra ở mọi lứa t.uổi, nhưng nhóm bệnh thoái hóa khớp tập trung chủ yếu ở người lớn t.uổi do lão hóa là nguyên nhân chính, bệnh đặc trưng bởi tổn thương sụn khớp tiến triển kèm theo mọc gai xương và thay đổi bệnh lý những cấu trúc quanh khớp.

Triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp là đau, đau kiểu cơ giới, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, vị trí thường đối xứng 2 bên, đau ở vị trí của khớp hoặc đoạn cột sống bị thoái hóa.

Đau thường diễn biến thành nhiều đợt, dài ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể hết đau, sau đó tái phát đợt khác. Khi vận động có tiếng lục khục trong khớp, vận động càng mạnh thì sẽ càng đau.

Một số trường hợp thoái hóa gây viêm khớp dẫn đến sưng, nóng, đỏ, đau nhức và kèm theo dịch trong ổ khớp. Bệnh khớp, nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vận động lâu ngày dẫn đến hiện tượng biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp.

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An kết hợp Đông Tây Y điều trị cơ xương khớp - Hình 2

Đắp nến điều trị bệnh cơ xương khớp

Việc điều trị bệnh lý cơ xương khớp theo y học hiện đại chủ yếu là sử dụng các nhóm thuốc chống viêm giảm đau, kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu.

Dùng thuốc y học hiện đại tuy giải quyết được phần nào triệu chứng đau, sưng đỏ nhưng các triệu chứng này dễ tái đi tái lại. Mặt khác, nếu sử dụng thuốc không hợp lý lại gây không ít tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày, loãng xương, gây ảnh hưởng chức năng gan thận…

Để tránh được tác dụng không mong muốn do dùng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị, Bệnh viện YHCT Nghệ An đã chú trọng điều trị bệnh bằng phương pháp đông tây y kết hợp, không chỉ mang lại kết quả tốt lại an toàn cho người bệnh.

Theo thống kê trung bình mỗi ngày, hơn 60% lượt người đến thăm khám, điều trị tại Bệnh viện YHCT Nghệ An mắc các bệnh lý cơ xương khớp.

Sau khi được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ các chuyên gia Bệnh viện E, đến nay đã có hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh cơ xương khớp được các bác sỹ của bệnh viện điều trị đỡ và khỏi.

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An kết hợp Đông Tây Y điều trị cơ xương khớp - Hình 3

Các chuyên gia đầu ngành về cơ xương khớp Bệnh viên E chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán, điều trị can thiệp các bệnh cơ xương khớp bằng hình thức “cầm tay chỉ việc” cho cán bộ Bệnh viện YHCT Nghệ An.

Trường hợp bà Lê Thị Đào (62 t.uổi, ở thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ) nhập viện trong tình trạng đầu gối đau nhức, thường xuyên tê buốt lan từ đầu gối đến bàn chân, cảm giác bước đi rất nặng nề và khó khăn.

Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện YHCT Nghệ An thăm khám, bà được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa khớp gối hai bên, được chỉ định thực hiện kỹ thuật hút dịch và tiêm khớp kết hợp điều trị bằng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi thuốc Bắc của y học cổ truyền.

Sau điều trị, cảm giác đau giảm rõ rệt, bà Đào phấn khởi chia sẻ: ” Tôi thấy rất thích, đêm về chân nhẹ hẳn, dễ ngủ, đỡ đau nhức khớp gối, vận động đi lại khá hơn, rất vui vì Bệnh viện có thêm phương pháp điều trị mới để điều trị cho những người bệnh như chúng tôi sớm khỏi bệnh”.

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An kết hợp Đông Tây Y điều trị cơ xương khớp - Hình 4

Thực hiện siêu âm điều trị cho bệnh nhân bị các bệnh cơ xương khớp

Tương tự, bà Cao Thị Nam, 67 t.uổi, quê xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, nhập viện trong tình trạng đau dữ dội cả 2 khớp gối, đi lại khó khăn phải có người dìu.

Qua thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bà Nam bị tràn dịch khớp gối 2 bên và thoái hóa khớp gối. Bà Nam được các bác sĩ chọc hút dịch 2 ổ khớp sau đó tiêm khớp, đồng thời kết hợp điều trị bằng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi thuốc Bắc và uống thuốc sắc y học cổ truyền.

Bà Nam chia sẻ, tôi bị thế này lâu rồi, nhưng do gia đình khó khăn, bản thân lại làm nghề nông nên cứ cố chịu đau để đi làm, thời gian gần đây đau không chịu nổi, được hàng xóm mách cho là tôi cũng vừa đi điều trị ở Bệnh viện YHCT Nghệ An đỡ nhiều nên tôi quyết định đi vào đây để khám và điều trị. Qua thời gian điều trị tôi thấy đỡ nhiều, không còn đau nữa và tự đi lại được.

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An kết hợp Đông Tây Y điều trị cơ xương khớp - Hình 5

Bác sĩ thực hiện kỹ thuật chọc hút dịch ổ khớp và tiêm khớp điều trị cho bệnh nhân Cao Thị Nam

Còn bệnh nhân Nguyễn Thị Hòa, 64 t.uổi, ở xóm 9 xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, (Nghệ An) được chẩn đoán viêm quanh khớp vai trong tình trạng tay phải không dơ lên được, mặc áo khó khăn, chải đầu bối tóc cũng khó, tắm không kỳ được lưng, đau nhiều đêm không ngủ được.

Bà Hòa chia sẻ, tôi bị đau từ trước Tết, hơn 1 tháng nay tôi bị đau vai liên tục, đến mấy hôm nay thì không đưa tay lên cao được, có cảm giác như tay ngắn tay dài, khó vận động gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Đối với trường hợp bà Hòa, bác sĩ chỉ định tiêm khớp vai bằng chống viêm giảm đau, sau đó kết hợp điều trị các phương pháp y học cổ truyền như điện châm, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi thuốc bộ phận khớp vai, uống thuốc sắc đông y.

“Sau 16 ngày điều trị tại đây bản thân tôi thấy không còn đau nữa, bệnh đỡ được 70 – 80%, mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường”- bà Hòa phấn khởi nói.

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An kết hợp Đông Tây Y điều trị cơ xương khớp - Hình 6

Bác sĩ thực hiện tiêm ổ khớp gối

Ths. BS CKII Đậu Cử Nhân, Trưởng Khoa Ngoại Bệnh viện YHCT Nghệ An cho biết, với phương pháp can thiệp chọc hút dịch khớp khi khớp có nhiều dịch và tiêm khớp ngoại vi sẽ giúp chống viêm, giảm đau nhanh, đồng thời có thể bổ sung chất nhầy, tăng sinh màng hoạt dịch khớp.

Tiếp tục kết hợp phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi thuốc Bắc từng vùng, uống thuốc Đông y nhằm tác dụng nhằm tác dụng khu phong, tán hàn, hành khí hoạt huyết thông kinh lạc, kích thích tuần hoàn m.áu, tăng cường lưu thông m.áu, tăng chuyển hóa, chống viêm, giãn cơ.

Phương pháp điều trị kết hợp sẽ phát huy tính ưu việt của hai phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền để điều trị bệnh lý cơ xương khớp, nhờ vậy, không chỉ mang lại hiệu quả cao hơn, nhanh hơn mà còn điều trị triệt để căn nguyên của bệnh, hạn chế được tác dụng phụ của thuốc tân dược do phải sử dụng nhiều lần.

Đặc biệt, kỹ thuật “tiêm khớp và chọc hút dịch ổ khớp ngoại vi” áp dụng điều trị có kết quả rất tốt đối với các mặt bệnh như: thoái hóa khớp gối; thoái hóa đốt sống cổ, thắt lưng; bệnh gút; viêm quanh khớp vai; thoát vị đĩa đệm; loãng xương; viêm khớp dạng thấp; viêm cột sống dính khớp; viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay; viêm các điểm bám gân- Ths, BS CKII Đậu Cử Nhân cho hay.

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An kết hợp Đông Tây Y điều trị cơ xương khớp - Hình 7

Bác sĩ thực hiện tiêm tiêm ổ khớp vai điều trị cho bệnh nhân

Có thể nói, phương pháp điều trị bằng đông tây y kết hợp hiện đang được áp dụng rất có hiệu quả tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An.

Tại đây, người bệnh khi đến khám được các bác sĩ thăm khám kỹ càng, làm các xét nghiệm, chụp X.quang nhằm chẩn đoán xác định bệnh.

Khi người bệnh đã được thăm khám, đ.ánh giá giai đoạn, mức độ bệnh lý, sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị giảm đau, sưng đỏ bằng kỹ thuật tiêm khớp và chọc hút dịch ổ khớp ngoại vi, điện từ trường, điện xung, siêu âm điều trị, chiếu đèn hồng ngoại…của y học hiện đại và kết hợp điều trị bằng y học cổ truyền như điện châm, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi thuốc bắc, uống thuốc đông y do bệnh viện bào chế, sản xuất để giảm đau, lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn nuôi dưỡng tại khớp nhằm làm giảm quá trình thoái hóa.

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An kết hợp Đông Tây Y điều trị cơ xương khớp - Hình 8

Thực hiện điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại điều trị bệnh về thoái hóa khớp vai cho bệnh nhân

Thời gian tới, thực hiện Quyết định 1983/QĐ-TTg 2019 ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền và y học hiện đại đến năm 2030, Bệnh viện YHCT Nghệ An sẽ tiếp tục phát huy các giá trị y học cổ truyền với các kỹ thuật tiên tiến của y học hiện đại để mang đến các dịch vụ tốt và ưu việt, đảm bảo công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình mới.

Phấn đấu xây dựng bệnh viện thành BVĐK Y Dược học cổ truyền đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *