Theo bác sĩ chuyên khoa ung thư gan, có 4 lý do khiến con người dễ mắc ung thư gan, nhưng không phải ai cũng sớm biết để tránh. Lời khuyên sau đây xin đừng bỏ qua.
Bài viết này của Bác sĩ Tô Chí Tân (Su Zhixin), Khoa ung thư, Bệnh viện Y học cổ truyền Thiệu Dương Trung Quốc.
Bác sĩ Tô Chí Tân
Ung thư gan là căn bệnh không lây, nhưng viêm gan B thì lại có thể lây nhiễm.
Ung thư gan là căn bệnh khối u ác tính thường gặp, độ t.uổi từ 31-50 t.uổi là lứa t.uổi có tỷ lệ mắc bệnh cao, ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan? Liệu bệnh ung thư gan có lây cho những người xung quanh không? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Đây là những lý do khiến bạn dễ bị ung thư gan
1. Nếu bạn thường xuyên ăn thức ăn thừa, nitrit tích tụ theo thời gian có thể tiếp tục chuyển hóa thành nitrosamine, gây ảnh hưởng lớn đến gan.
2, Thực phẩm bị mốc có thể chứa aflatoxin, chất độc hại có thể gây ra ung thư.
3. Hút t.huốc l.á thường xuyên, sức khỏe luôn trong tình trạng suy kiệt, ăn nhiều dầu mỡ, người bị béo phì đều là những yếu tố nguy cơ cao gây ra ung thư gan.
4. Nhiều bệnh nhân HBV bị viêm gan do rượu rất nặng, khả năng chuyển thành ung thư gan rất cao.
Theo dữ liệu nghiên cứu lâm sàng cho thấy, nếu bệnh nhân có virus HBV có chức năng gan bất thường mà vẫn không được điều trị kháng virus hợp lý, cộng với lối sống không lành mạnh, họ có thể bị xơ gan trong vòng 5 đến 10 năm.
Trên thực tế lâm sàng, độ t.uổi khởi phát bệnh xơ gan trung bình là 35 t.uổi, và 6% đến 15% bệnh nhân xơ gan sẽ phát triển thành ung thư gan sau 5 năm.
Bệnh ung thư gan có lây không?
Một số bệnh nhân bị ung thư gan luôn tránh gặp mọi người vì sợ sẽ lây bệnh ung thư gan cho những người xung quanh. Một số người sẽ có thái độ rất phản cảm khi đối diện với bệnh nhân ung thư gan, vì sợ họ sẽ lây bệnh cho mình, vậy bệnh ung thư gan có lây không?
Trên thực tế, hầu hết các bệnh ung thư gan đều không cần quá lo lắng vì bản thân ung thư gan là không lây, chỉ có thể lây truyền do bệnh viêm gan B.
Nếu người mắc bệnh ung thư gan là bệnh nhân viêm gan B thì ung thư gan của người đó có khả năng lây truyền cho người khác, và phần lớn bệnh nhân ung thư gan là bệnh nhân có t.iền sử viêm gan B.
Chúng ta cần phòng tránh bệnh ung thư gan do virus viêm gan B lây nhiễm thay vì lo sợ bệnh nhân bị ung thư gan gây lây nhiễm. Nói chung ung thư gan chỉ là một dạng đột biến trong tế bào của chính bệnh nhân, và không có sự lây nhiễm nào cả.
Chỉ có điều, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta nên chú ý đến bệnh viêm gan B có thể phát triển thành ung thư gan.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm gan B tiến triển thành ung thư gan?
1. Đi ngủ sớm và dậy sớm, ăn uống điều độ, kiểm soát cân nặng trong phạm vi tiêu chuẩn.
2, Bệnh nhân có virus HBV tốt nhất nên khám viêm gan B định kỳ sáu tháng một lần, kiểm tra chức năng gan, siêu âm Doppler màu gan, bệnh nhân đã phát hiện bệnh thì phải tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị kháng virus của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc.
3. Không hút thuốc hoặc uống rượu, tập thể dục đúng cách, và ăn càng ít thức ăn thừa và thức ăn mốc càng tốt.
4. Giữ cảm xúc ổn định. Bạn phải biết rằng không phải virus HBV nào cũng chuyển thành xơ gan và ung thư gan, chúng chỉ chiếm một phần nhỏ. Lối sống của chúng ta có tác động quan trọng đến sức khỏe của mỗi người.
Hợp chất độc hơn thạch tín gây ung thư gan có nhiều trong thực phẩm bị mốc
Nhiều người có thói quen rửa sạch, phơi khô thực phẩm bị mốc như gạo, lúa mì, đậu và tiếp tục sử dụng mà không hề hay biết đây có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Các loại thực phẩm như: gạo, ngô, đậu, hạt hướng dương, trái cây hoặc hải sản khô… nếu quá trình chế biến, bảo quản và vận chuyển không đúng cách rất dễ phát sinh nấm mốc. Không những thế, đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn bị ôi thiu hoặc quá hạn cũng có thể bị nhiễm nấm mốc tiết ra một loại độc tố rất mạnh gọi là aflatoxin.
Nếu ăn phải các loại thực phẩm này, dù chỉ với một liều lượng rất nhỏ cũng đã có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B mà ăn phải nấm mốc có chứa aflatoxin thì nguy cơ ung thư sẽ tăng cao 60 lần so với nguời chỉ nhiễm viêm gan B.
Các nghiên cứu cũng cho thấy aflatoxin độc hơn asen (thạch tín) tới 68 lần. aflatoxin sau khi vào cơ thể chủ yếu được gan chuyển hóa thành một loại dẫn xuất khác, có khả năng gắn chèn với ADN nên gây ra đột biến gen. Nếu đột biến gen khiến tế bào phân chia không ngừng nghỉ thì sẽ khởi phát ung thư.
Tiếp xúc lâu dài với aflatoxin nồng độ cao cũng được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư gan. Việc hấp thu 1 mg aflatoxin có thể gây ung thư và 20 mg đủ gây ra cái c.hết cho một người trưởng thành.
Do vậy, để chủ động phòng và điều trị các bệnh lý về gan, ngừa ung thư gan, cần chú trọng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm đã bị ôi thiu, nhiễm nấm mốc, thường xuyên vệ sinh tủ lạnh và các dụng cụ chế biến, bảo quản thức ăn để hạn chế tối đa việc nhiễm nấm mốc thực phẩm.