Ăn khuya cũng có lợi cho sức khỏe

Nhiều người lo lắng ăn khuya dẫn đến tích mỡ hay khó ngủ nhưng thực tế rất tốt cho huyết áp, cholesterol, cân nặng và kháng insulin.

Ăn khuya cũng có lợi cho sức khỏe - Hình 1

Theo các chuyên gia, không có gì sai nếu bạn ăn vào đêm muộn, miễn là bạn ăn đúng cách và lựa chọn các thực phẩm lành mạnh. Bằng việc ăn khuya với khẩu phần vừa phải sẽ giúp tốt cho huyết áp, cholesterol, cân nặng và kháng insulin. Tuy nhiên, bạn nên ăn trước khi ngủ 1 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.

Một khi phải ăn khuya thì nên chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đầu tiên, bạn chọn sữa chua, thứ thường có ngay trong tủ lạnh. Đây là thực phẩm chứa nhiều protein, canxi và men vi sinh. Probiotics có trong sữa chua là những vi khuẩn lành mạnh giúp bạn xây dựng một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, có thể ảnh hưởng tích cực đến mọi thứ từ tiêu hóa đến khả năng miễn dịch.

Thêm một ít quả anh đào vào sữa chua để tăng thêm lợi ích. Anh đào có thể giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn vì chúng chứa melatonin, một loại hormone giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức của cơ thể.

Đậu nành lông là một nguồn protein, chất xơ và chất chống oxy hóa có hàm lượng calo thấp. Quả óc chó chứa chất béo lành mạnh và protein trong khi quả chà là chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B, kali, canxi, magie, phốt pho và chất xơ.

Tuy nhiên, cả quả chà là và quả óc chó đều có hàm lượng calo cao vì vậy hãy cẩn thận đừng thưởng thức quá nhiều.

Yến mạch là một loại ngũ cốc giàu chất xơ có liên quan đến việc giảm cholesterol, kiểm soát lượng đường trong m.áu tốt hơn và giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.

Bỏng ngô thực chất là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và dinh dưỡng. Trong khi các loại bắp rang bơ mua ở cửa hàng chứa đầy muối, hóa chất không tốt cho sức khỏe và chất béo bão hòa, thì bắp rang bơ tự làm là một món ăn nhẹ lành mạnh và bổ dưỡng.

Trong khi dầu ô liu được coi là tốt cho sức khỏe, nhưng một số chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến thành dầu. Do đó, quả ô liu nguyên quả trên thực tế lại tốt cho sức khỏe hơn. Ô liu là một nguồn giàu chất béo không bão hòa lành mạnh và chúng cũng chứa vitamin E và một số chất phytochemical, là những hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa.

Đường ảnh hưởng như thế nào tới não khi tiêu thụ quá nhiều

Đường là gia vị không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày nhưng đường lại có thể gây nghiện, ảnh hưởng trí nhớ, tâm trạng, tổn thương mạch m.áu não.

Bộ não sử dụng nhiều năng lượng hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể con người và đường (glucose) là nguồn nhiên liệu chính của não. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi não tiếp xúc với một lượng đường quá lớn trong chế độ ăn uống?

Dư thừa đường tác hại tới khả năng nhận thức

Trong não, lượng đường dư thừa làm suy yếu kỹ năng nhận thức và khả năng tự kiểm soát của chúng ta. Đối với nhiều người, chỉ một chút đường cũng sẽ kích thích cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Các nhà khoa học nhận định đồ ngọt – cùng với đồ mặn và béo – có thể tạo cảm giác gây nghiện trong não người, dẫn đến mất kiểm soát bản thân, ăn quá nhiều và tăng cân. Thực phẩm với chỉ số đường cao có khả năng kích hoạt các vùng não gây ra cảm giác đói dữ dội hơn so với thực phẩm có chỉ số đường thấp.

Tiêu thụ nhiều đường có thể dẫn đến sự đề kháng insulin

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y UCLA (Mỹ), cơ thể tiêu thụ một lượng đường fructose cao thực sự có ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ. Hơn thế, hàm lượng fructose cao có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, mà insulin lại quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Nếu các tế bào não trở nên đề kháng với insulin thì khả năng suy nghĩ rõ ràng và xử lý, điều khiển suy nghĩ, cảm xúc có thể ảnh hưởng.

Đường ảnh hưởng như thế nào tới não khi tiêu thụ quá nhiều - Hình 1

Tiêu thụ quá nhiều đường tác động xấu tới não bộ. Ảnh minh họa

Làm thay đổi hệ thống củng cố của não

Các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng ủng hộ quan điểm ăn quá nhiều đường làm thay đổi hệ thống củng cố của não, sau đó sẽ thúc đẩy việc ăn vô độ.

Hệ thống củng cố có chức năng thúc đẩy các hành vi có lợi cho sự tồn tại của con người như ăn món ngon để cung cấp dinh dưỡng, uống nước để cấp nước cho tế bào…Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường khiến tình trạng nghiện thực phẩm ít dinh dưỡng, giàu đường, muối và chất béo ngày càng trầm trọng hơn.

Tác động tới trí nhớ

Glucose tăng cao trong m.áu gây hại cho não, dẫn đến chức năng nhận thức bị chậm lại và suy giảm trí nhớ, sự chú ý. Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều đường gây viêm não, dẫn đến khó nhớ. Tuy nhiên, tin tốt là tổn thương viêm do đường không kéo dài quá lâu.

Ngoài ra, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy giảm tiêu thụ đường và bổ sung axit béo omega-3, curcumin giúp cải thiện trí nhớ.

Ảnh hưởng đến tâm trạng

Ở những người trẻ khỏe mạnh, khả năng xử lý cảm xúc bị ảnh hưởng khi lượng đường trong m.áu tăng cao. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có cảm giác buồn bã và lo lắng khi bị tăng đường huyết cấp tính.

Theo một phân tích về chế độ ăn uống và tâm trạng của 23.000 người, tỷ lệ tiêu thụ đường cao hơn có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm nhiều hơn.

Gây hại cho mạch m.áu não

Glucose trong m.áu tăng cao gây hại cho các mạch m.áu. Tổn thương mạch m.áu là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng mạch m.áu của bệnh tiểu đường, tổn thương các mạch m.áu trong não và mắt gây ra bệnh võng mạc.

Các nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường lâu năm cho thấy tổn thương não tiến triển dẫn đến suy giảm khả năng học tập, trí nhớ, tốc độ vận động và các chức năng nhận thức khác.

Bất kỳ loại đường nào được thêm vào chế độ ăn uống đều nguy hiểm. Chúng ta có thể tránh những tác hại này bằng cách bổ sung chất ngọt từ trái cây tươi thay cho đường tinh luyện. Ăn trái cây tươi cũng giúp bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *